Hội thảo Quốc tế: Nhận thức và Hành động nhắm hướng tới Giáo dục và Lối sống Bền vững ở châu Á

Thứ ba - 23/01/2018 16:59 701 0
Ngày 18,19/01/2018, Viện Nghiên cứu Giáo dục quốc tế đã tham gia và trình bày tham luận tại Hội thảo Quốc tế “Nhận thức và Hành động nhắm hướng tới Giáo dục và Lối sống Bền vững ở châu Á” trong khuôn khổ chương trình Khung 10 năm về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững (10YFP).
Hội thảo Quốc tế: Nhận thức và Hành động nhắm hướng tới Giáo dục và Lối sống Bền vững ở châu Á
Hội thảo được tổ chức nhằm đạt được hiểu biết chung về lối sống bền vững thông qua cách tiếp cận đa ngành. Theo đó, cách tiếp cận này xem xét đầy đủ các hành vi tiêu dùng và quyết định tiêu dùng, lồng ghép các nguyên tắc và thực tiễn lối sống bền vững trên tất cả các lĩnh vực của xã hội và xây dựng các công cụ khuyến khích, tăng cường năng lực để đạt được lối sống bền vững, đồng thời, giáo dục, nâng cao nhận thức về lối sống bền vững.

Góp mặt tại hội thảo còn có các sáng kiến được 10YFP hỗ trợ tại khu vực châu Á:
  1. “Tăng cường quản lý chất thải thực phẩm thông qua giáo dục thanh niên và cộng đồng tại các trường học” (Malaysia);
  2. “Tiêu dùng bền vững và tái chế đối với sản xuất giấy và dệt may để giảm ảnh hưởng tới khí hậu đô thị” (Ấn Độ & Bangladesh); và
  3. “Phương pháp tiếp cận mới trong giảm phát thải khí nhà kính (GHG) thông qua thay đổi lối sống hướng tới tiết kiệm điện và nước trong các hộ gia đình ở thành phố Đà Nẵng, Việt Nam” (Việt Nam).
Tại Việt Nam, đã có nhiều chủ trương, chính sách hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững, điển hình là Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh, Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững… và một số chính sách khác.

Tuy nhiên, trên thực tế, giáo dục và thực hành lối sống bền vững tại Việt Nam còn nhiều yếu kém như hệ thống chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xanh chưa hoàn chỉnh, công nghệ sản xuất còn nhiều lạc hậu, sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống bị ô nhiễm, thói quen sinh hoạt và tập quán canh tác năng suất thấp, ít sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường… Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và hành động nhằm hướng tới giáo dục và lối sống bền vững ở Việt Nam và châu Á, cũng như toàn cầu là vấn đề tất yếu và rất cần thiết.
 

Tác giả bài viết: Xuân Hương

Nguồn tin: Viện Nghiên cứu Giáo dục quốc tế

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây