Hợp tác nghiên cứu về đổi mới giáo dục giữa Viện và Đại học Glasgow - Vương quốc Anh

Thứ hai - 30/11/2015 13:51 1.729 0
Trong thời gian đoàn Đại học Glasgow làm việc tại Hà Nội, hai bên đã có khá nhiều các buổi Seminar khoa học, thảo luận và trao đổi thông tin, báo cáo với các nội dung liên quan đến đổi mới giáo dục trên tinh thần cởi mởi, nghiêm túc và sẵn sàng đóng góp, học hỏi lẫn nhau.
Hợp tác nghiên cứu về đổi mới giáo dục giữa Viện và Đại học Glasgow - Vương quốc Anh
Đoàn chuyên gia giáo dục của ĐH Glasgow gồm 05 thành viên:
  1. - Giáo sư Graham Donaldson, Trưởng Ban Cố vấn chuyên môn về giáo dục cho Chính phủ Scotland – Vương quốc Anh;
  2. - Giáo sư Christopher Chapman, Giám đốc Trung tâm Robert Owen về thay đổi giáo dục, Đại học Glasgow;
  3. - Giáo sư Michele Schweisfurth đồng Giám đốc Trung tâm Robert Owen; Đại học Glasgow;
  4. - Giáo sư Clive Dimmock, Chủ tịch Trung tâm Lãnh đạo và Học tập chuyên môn, Đại học Glasgow;
  5. - Bà Angela Melley - Giám đốc Phát triển Quốc tế của Đại học Khoa học Xã hội, Đại học Glasgow;
Các nội dung chính bao gồm:
  1. Quản lý trường học và thay đổi môi trường học tập;
  2. Tính trách nhiệm, đánh giá và thanh tra, Chủ trì và quản lý trường học trong việc thiết kế lại và thay đổi;
  3. Các nhà lãnh đạo chuyển đổi trường mình vào môi trường học tập đổi mới trong thế kỷ 21 như thế nào;
  4. Thách thức trong quá trình đổi mới giáo dục;
  5. Phương pháp giảng dạy, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.
Giáo sư Clive Dimmock, Chủ tịch Trung tâm Lãnh đạo và Học tập chuyên môn, Đại học Glasgow; người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu ở lĩnh vực giáo dục, trong chuyến thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu Giáo dục quốc tế đã chia sẻ 10 khuyến nghị như là một đích đến giúp nền giáo dục các nước Châu Âu thành công và để cùng nhìn lại Việt Nam đang nằm ở vị trí nào để đáp ứng những thay đổi cho giáo dục. Một số khuyến nghị đó là:
  1. Lãnh đạo trường học và Vì sao phải lãnh đạo trường học;
  2. Những phẩm chất của người lãnh đạo trường học;
  3. Đổi mới giáo dục cần phải đổi mới từ trên xuống và từ dưới lên;
  4. Quan điểm về nâng cao năng lực cho đội ngũ lãnh đạo không chỉ cấp trường, viện mà cho cả giáo viên;
  5. Tất cả các đối tượng trong trường học đều phải thay đổi từ chương trình, cách dạy học, cách lãnh đạo đều phải thay đổi, vấn đề quan trọng nhất là kết nối các thành tố này như thế nào để có những chuyển biến rõ rệt;
  6. Mỗi trường học cần có những chiến lược trong từng giai đoạn để có thể đổi mới thành công và hướng tới sự bền vững trong đổi mới;
  7. Khi tiến hành các phương pháp đổi mới phải lựa chọn tiếp cận và đề xuất mục tiêu hợp lý, tăng cường và tích lũy các năng lực.
  8. Để đổi mới thành công, các nhà quản lý cần rà soát lại hệ thống giáo dục, lấy các mô hình trường học đặc trưng cho các vùng: nông thôn, thành thị, ngoại thành, miền núi để nghiên cứu và phát triển các mô hình này để thử nghiệm, đưa ra chiến lược và tiến hành đổi mới.

Tác giả bài viết: Sơn Lâm

Nguồn tin: Viện Nghiên cứu Giáo dục quốc tế

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây