A Level, Advanced Level, hay cụ thể hơn GCEA Level là viết tắt của General Certificate of Education Advanced Level (Chứng chỉ Giáo dục Phổ thông Bậc Cao).
Đây là chứng chỉ giáo dục được công nhận bởi hầu hết các trường như là một tiêu chuẩn để đánh giá và xét tuyển thí sinh tại quốc gia Anh Quốc, Wales và Bắc Ireland.
A-Level cũng được xem là tấm bằng danh giá để học sinh dễ ứng tuyển vào các trường đại học tại Anh nói riêng và quốc tế nói chung.
Ở Việt Nam, thời gian đào tạo của chương trình A-Level kéo dài hai năm, trong đó, năm đầu tiên được gọi là khoá hỗ trợ nâng cao và năm cuối được gọi là năm học A2. Có tất cả 55 môn học trong chương trình, tuỳ vào mỗi trường mà danh sách môn học sẽ khác nhau.
Đặc biệt, A-Level cho phép học viên tự chọn môn học, cũng không quy định số lượng môn học tối đa trong chương trình. Vậy nên, 3 – 5 là tổng số môn mà nhiều học viên thường chọn để học trong suốt 2 năm.
A-Level sẽ là lựa chọn tối ưu đối với các học viên định hướng được hai mục tiêu rõ ràng:
Dù A-Level được xem là lựa chọn tối ưu của học viên đã xác định rõ hướng đi cho mình khi lên đại học, vậy nhưng, nếu học viên chưa quyết định được chuyên ngành, đây cũng sẽ là cơ hội để các em tìm hiểu các ngành học khác nhau, từ đó có những định hướng cho tương lai của mình.
Thêm vào đó, chứng chỉ khóa học vô cùng danh giá, được công nhận rộng rãi trên thế giới, có thể dùng để: ứng tuyển vào các trường đại học quốc tế tại Việt Nam, đi du học và trở thành sinh viên tại các trường danh giá như Đại học Cambridge, Đại học Oxford và các trường khác trên thế giới; học nghề, học việc, …
Bằng tú tài quốc tế (International Baccalaureate Diploma Programme – IBDP hoặc IB) là chứng chỉ được cấp cho học viên hoàn thành chương trình phổ thông quốc tế, dùng để làm hồ sơ nộp vào các trường đại học. Đây là chứng chỉ do Thuỵ Sỹ cấp và bảo trợ, được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới, kể cả các nước du học phổ biến như Anh, Úc, Mỹ, Canada.
Thời gian đào tạo kéo dài 2 năm, trong đó có 6 lĩnh vực chính gồm: Văn học và Ngôn ngữ, Đọc hiểu, Phát triển bản thân và Xã hội học, Khoa học, Toán, Nghệ thuật. Các khóa học trong chương trình được phân ra thành các cấp bậc trình độ gồm Tiêu Chuẩn (Standard Level – 150 giờ) và Chuyên Sâu (Higher Level – 240 giờ). Ngoài việc học kiến thức thuộc 6 lĩnh vực trên, học viên cần hoàn thành thêm 2 bài luận với đề tài được yêu cầu và tự chọn. Thêm vào đó, việc tham gia hoạt động ngoại khoá cũng là tiêu chí bắt buộc trong khung chương trình đào tạo IB.
Thang điểm sẽ được phân từ 1 đến 7 cho mỗi khóa học. Trong đó, học sinh phải có 3 – 4 môn học ở trình độ Chuyên sâu và các môn còn lại ở trình độ Tiêu chuẩn. 24 điểm tổng các môn sẽ là con số tối thiểu cần đạt để học sinh có thể tốt nghiệp và nhận chứng chỉ IB.
Không giống với A-Level tập trung đào tạo kiến thức chuyên ngành đại học, khóa học IB sẽ là lựa chọn tối ưu cho học viên muốn trải nghiệm chương trình đào tạo toàn diện ở cả mảng học thuật lẫn hoạt động. Theo phân tích, khối lượng kiến thức và điều kiện đầu ra của chương trình IB không hề nhẹ, thế nhưng, quen với cách học của chương trình, học viên sẽ dễ dàng thích nghi với môi trường học tập khắc nghiệt của đại học quốc tế, dễ dàng đáp ứng các yêu cầu khi học chương trình cử nhân tại nước ngoài.
Tấm bằng phổ thông quốc tế IB mang lại rất nhiều lợi ích cho học viên khi đi du học và vào đại học quốc tế, cụ thể:
AP (Advanced Placement – Chương trình xếp lớp nâng cao) được tổ chức bởi College Board, Mỹ (đơn vị tổ chức các kỳ thi SAT, TOEFL) là kỳ thi dành cho học sinh phổ thông có học lực khá giỏi, thái độ học tập tốt và mong muốn vào các trường đại học danh giá.
AP có 22 lĩnh vực đào tạo với tổng số môn học là 38, bao gồm: Dự án AP, Lịch sử và Khoa học, Toán và Khoa học máy tính, Nghệ thuật, Tiếng Anh, Ngôn ngữ học và Văn hoá,…
Thông thường, học sinh sẽ học 3 hoặc 4 khóa một năm, 7 sẽ là số lượng môn học của năm cuối. Để kết thúc chương trình, học sinh cần hoàn thành bài bài thi dưới dạng Tự luận và Trắc nghiệm, điểm số sẽ được chấm trên thang đo từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất).
Yêu cầu của chương trình AP cao hơn các lớp phổ thông thông thường, được xây dựng với mục đích đánh giá sự chuẩn bị của học sinh cho ngưỡng cửa đại học sắp tới, cũng như thể hiện kết quả học tập của các em ở bậc phổ thông. Vì vậy, đây là khóa học chỉ dành cho học viên có năng lực học tập tốt và đặt quyết tâm cao cho kỳ thi đại học.
Đối với học sinh quan tâm đến việc chuẩn bị trước kiến thức và năng lực cho chương trình cử nhân, thích tìm hiểu thêm kiến thức ở những môn chuyên ngành (Tâm lý, Sinh học, Kinh tế,…) để có bước chuyển dễ dàng hơn khi du học các trường tại Mỹ hoặc Canada thì AP là lựa chọn phù hợp nhất.
Hoàn thành chương trình AP và dùng kết quả từ khoá học để nộp hồ sơ đại học, sinh viên sẽ được hưởng nhiều quyền lợi ưu tiên như:
Tuỳ từng định hướng của học viên mà những tấm bằng này mang lại những giá trị khác nhau, nhưng nhìn chung, cả ba chứng chỉ đều mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên khi đi du học. Thế nhưng, đối mặt với hiện trạng trì hoãn dự định du học vì dịch bệnh Covid-19, học sinh rơi vào tình trạng buộc phải chuyển hướng sang học các trường Đại học quốc tế tại Việt Nam, từ bỏ giấc mơ du học hoặc phải trì hoãn kế hoạch du học của mình vô thời hạn.
Số lượng trường Đại học quốc tế tại Việt Nam không nhiều và đang trong tình trạng quá tải, rất nhiều học sinh theo học các trường THPT quốc tế gần như bế tắc khi phải chờ đợi và trì hoãn kế hoạch học tập của mình.
Lựa chọn chương trình phù hợp ngay từ đầu là điều vô cùng quan trọng, giúp các em sớm được rèn luyện đúng cách để dễ thích nghi và phát triển khi tiến tới các dự định học tập nước ngoài và làm việc toàn cầu sau này. Hi vọng thông qua bài phân tích, phụ huynh và học viên có những quyết định phù hợp cho tương lai sắp tới, đặc biệt khi tình hình dịch Covid-19 vẫn ảnh hưởng đến giáo dục và đời sống.
Ý kiến bạn đọc