Học sinh bỏ học, hiện trạng đáng lo ngại

Thứ sáu - 04/01/2008 16:43 667 0
Tại hội nghị giao ban lần thứ 2 cuộc vận động “hai không” năm học 2007-2008, bộ Giáo dục – Đào tạo cho biết hầu hết các địa phương đều kiến nghị Bộ cần có sự quan tâm đặc biệt và giải pháp đối với hiện tượng học sinh bỏ học. Học sinh bỏ học do nhiều nguyên nhân nhưng nổi lên chính là do làm nghiêm nội dung cuộc vận động “nói không với ngồi nhầm lớp” nên số học sinh thực sự yếu kém phải lưu ban, chán học rồi bỏ học. Một nguyên nhân khác được lý giải do nhiều địa phương kinh tế khó khăn chưa quan tâm tới giáo dục. Tuy nhiên cũng có địa phương rất khó khăn nhưng tỷ lệ bỏ học của năm học này lại thấp bằng một nửa các nơi khác, mấu chốt của vấn đề chính là việc phối hợp, quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội.
Học sinh bỏ học, hiện trạng đáng lo ngại

Không ai có thể hoài nghi mục đích đúng đắn và hiệu quả nâng cao chất lượng dạy - học của các cuộc vận động mà ngành giáo dục đã đề ra. Nhưng với sự kiện hơn trăm ngàn trẻ em trong độ tuổi đi học rời ghế nhà trường thì có nên xem lại các vấn đề về công tác quản lý, mục tiêu xã hội hoá giáo dục cũng như trách nhiệm của gia đình, xã hội và chính quyền các địa phương đối  với việc thực hiện luật Giáo dục.

Số học sinh bỏ học ở bậc tiểu học và Trung học trong 5 năm gần đây được Bộ Giáo dục - Đào tạo thống kê như sau:

Bậc học/ Năm Tổng số học sinh Số em bỏ học Tỷ lệ (%)
Tiểu học      
2003 - 2004 8.350.191 261.405 3,13
2004 - 2005 7.773.484 174.700 2,25
2005 - 2006 7.318.313 244.065 3,33
2006 - 2007 7.041.312 214.171 3,04
2007 - 2008 6.989.383 12.966 0,19
Trung học      
2003 - 2004 9.228.306 580.511 6,29
2004 - 2005 9.472.815 679.485 7,59
2005 - 2006 9.474.861 625.157 6,59
2006 - 2007 9.010.751 186.600 2,07
2007 - 2008 8.854.214 106.228 1,20
 

Số học sinh trung học bỏ học của học kỳ 1 năm học 2007-2008 với năm học 2003-2004 đã giảm đáng kể (từ 6,29% xuống còn 1,2%). Trung bình trong ba năm thống kê liên tiếp (từ năm học 2003 -2004 đến 2005-2006) năm nào, số bỏ học cũng chiếm trên nửa triệu. Phần lớn số học sinh này đều tập trung ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, miền núi khó khăn. Để giải quyêt tình trạng này, các địa phương đang cố gắng để vận động học sinh trở lại trường học tập nhưng đây là vấn đề gay gắt cần có sự chỉ đạo thống nhất của Bộ, có giải pháp tích cực, hiệu quả hơn. Đồng thời, cần có chính sách động viên, tạo nguồn kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên phụ đạo, kèm cặp số học sinh yếu kém để các em theo kịp chương trình bởi trên thực tế, nhiều địa phương đang lúng túng trong việc triển khai hoạt động này. Ngân sách đầu tư cho giáo dục trong những năm qua đã tăng đáng kể, cụ thể số liệu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục 2000-2007

              Tỷ đồng
  2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng số   15609 20624 22795 32730 41630 55300 66770
Chi cho xây dựng cơ bản   2360 3008 3200 4900 6623 9705 11530
Chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo 10356 12649 16906 18625 27830 35007 45595 55240
Kinh phí CTMT giáo dục và đào tạo 600 600 710 970 1250 1770 2970 3380
Chia ra                
* Giáo dục   415 495 725 925 1305 2328 2333
Dạy nghề   90 110 130 200 340 500 700
Trung học chuyên nghiệp   20 25 30 35 35 37 50
Đại học và cao đẳng   75 80 85 90 90 105 297

Vừa qua, Thủ tướng đã ký chương trình kiên cố hóa trường lớp từ nay đến 2012 với tổng đầu tư là 1.500 tỷ đồng. Theo đó, khi Nhà nước đầu tư về trường, các tỉnh sẽ có kinh phí dành cho thiết bị dạy học, tập huấn, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên....
Ngoài ra, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã cho phép các địa phương điều chỉnh kế hoạch năm học phù hợp với tình hình thực tế để tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học.
Không ai có thể hoài nghi mục đích đúng đắn và hiệu quả nâng cao chất lượng dạy - học của các cuộc vận động mà ngành giáo dục đã đề ra. Nhưng với sự kiện hơn trăm ngàn trẻ em trong độ tuổi đi học rời ghế nhà trường thì có nên xem lại các vấn đề về công tác quản lý, mục tiêu xã hội hoá giáo dục cũng như trách nhiệm của gia đình, xã hội và chính quyền các địa phương đối  với việc thực hiện luật Giáo dục. Mục tiêu phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010 mà Quốc hội đã đề ra liệu có khả thi?

 

Tác giả bài viết: Kim Liên

Nguồn tin: Tổng cục thống kê

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây