Trong tờ phiếu thăm dò các gia đình người Việt chờ đợi gì nơi sứ quán, thì hầu hết trả lời: "Lúc nào đó, khi con của chúng tôi lớn hơn thì được học tiếng Việt. Sứ quán tổ chức dạy tiếng Việt ở đâu, chúng tôi sẽ đưa con em đến đó học ngôn ngữ nơi nó sinh ra". Bản thân một số cha mẹ có con nuôi người Việt cũng muốn học tiếng Việt.
- Lúc còn làm đại sứ ở Brussels, lần đầu tiên tôi tổ chức một cuộc họp mặt của cha mẹ có con nuôi người Việt. Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên là hàng trăm gia đình đã đến dự. Trong tờ phiếu thăm dò các gia đình người Việt chờ đợi gì nơi sứ quán, thì hầu hết trả lời: "Lúc nào đó, khi con của chúng tôi lớn hơn thì được học tiếng Việt. Sứ quán tổ chức dạy tiếng Việt ở đâu, chúng tôi sẽ đưa con em đến đó học ngôn ngữ nơi nó sinh ra". Bản thân một số cha mẹ có con nuôi người Việt cũng muốn học tiếng Việt.
Con nuôi Việt Nam là đối tượng muốn học tiếng Việt mà ít ai nghĩ đến. Các em được nhận nuôi từ lúc mấy tháng cho đến 1-2 tuổi, trưởng thành nơi đất người, đương nhiên lớn lên không biết tiếng Việt. Khi cha mẹ họ quan tâm muốn dạy tiếng Việt cho con mình thì có phải là nhà nước phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ hay không?
Ngoài ra, nhu cầu học tiếng Việt của thế hệ hai rất lớn. Đó là những thanh niên sinh ra ở nước ngoài, không biết gì về tiếng mẹ đẻ.
- Trước mong muốn chính đáng đó của cộng đồng người Việt, bà đã làm những gì?
Đề án hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện từ năm 2004 đến 2008. Mục đích là giúp thế hệ người Việt ở nước ngoài không quên tiếng mẹ đẻ, giữ gìn bản sắc dân tộc. Đối tượng học là học sinh đang học tiếng Việt như một môn học trong hệ thống nhà trường của nước sở tại hoặc trong các lớp do đoàn, hội Việt kiều tổ chức. 4 nhóm hoạt động chính của đề án là điều tra, khảo sát tình hình dạy và học tiếng Việt; xây dựng chương trình, biên soạn, phát tài liệu dạy và học tiếng Việt; bồi dưỡng giáo viên tiếng Việt cho người nước ngoài; tổ chức lớp học và dạy tiếng Việt ở nước ngoài. Đề án do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thông tin, Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện. Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp và một số nguồn khác. |
- Lúc đó tôi đã đi tìm hiểu là liệu có thể xin tiền của Bỉ để dạy tiếng Việt? Bỉ là nước đa ngôn ngữ nên họ rất tôn trọng nhu cầu giữ ngôn ngữ của những người từ nơi khác đến. Tôi bàn với ông thị trưởng Brussels thì ông nói rằng có thể bố trí phòng học miễn phí, hỗ trợ tiền cho Việt kiều nào xung phong dạy tiếng Việt thì sẽ được về nước 3-6 tháng để bồi dưỡng phương pháp dạy.
Trở về nước, tôi cũng đã nhiều lần tiếp xúc với Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài và đều nhắc dạy tiếng Việt là một ưu tiên, một nhu cầu rất thiết thực và bức xúc của tất cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Nhà nước mình phải bỏ tiền mà làm. Tôi bỏ công sức đi tìm giùm tiền với tư cách là đại sứ, nhưng đó chỉ là chắp vá. Lẽ ra việc này phải là một chính sách đàng hoàng của Nhà nước Việt Nam. Mà thực ra mình đâu có nghèo đến mức không chi được lương cho giáo viên sang dạy học.
Tôi chưa biết đề án dạy tiếng Việt như thế nào, nhưng tôi tin chắc là nó sẽ được hoan nghênh.
- Thực tế lâu nay vẫn có những cá nhân, tổ chức dạy tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài, chứ không phải chờ đề án của nhà nước?
- Nếu nhà nước mình không tạo điều kiện dạy tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài thì xảy ra hai việc. Thứ nhất là những thế hệ sau này sẽ mất gốc Việt Nam hoàn toàn, không biết gì về văn hóa, ngôn ngữ nơi họ sinh ra. Thứ hai hiện giờ ở nhiều nơi, các phần tử phản động cũng tổ chức lớp tiếng Việt. Một số cha mẹ Việt kiều muốn con mình đừng quên tiếng Việt đành nhắm mắt để con đi học những lớp dạy tiếng Việt và bị lồng cả chính trị vào. Nói cách khác, đất trống nhà nước mình không xuất hiện, mà bỏ ngỏ thì thế hệ thứ hai và con nuôi người Việt sẽ không biết gì về Việt Nam, hoặc có thể đến với những tổ chức phản động.
- Với khoảng cách xa, người Việt lại ở phân tán, theo bà phải làm như thế nào để truyền bá được tiếng Việt?
- Thật ra không thiếu gì kênh và hình thức để dạy tiếng Việt. Chỉ cần 3 điều kiện. Một là nhận thức. Hai là có chủ trương chính sách, rõ ràng với phương tiện, nguồn lực kèm theo. Ba là phải có những người tâm huyết.
Trước kia, tôi có góp ý và nghe là đã triển khai các trại hè cho thế hệ hai. Những nhóm, hội và cá nhân người Việt có thể đăng ký gửi con em về nước vừa để nghỉ hè, vừa để học nâng cao tiếng, vừa trở về văn hóa cội nguồn. Tôi cho rằng cái này phải làm một cách hiện đại, có hệ thống và phải quảng cáo trên mạng.
- Dạy tiếng Việt được rồi, nhưng duy trì tiếng Việt rất khó. Điều quan trọng là phải tạo ra được môi trường nói tiếng Việt. Theo bà phải làm thế nào để tạo ra môi trường này?
- Chính VTV4 phải cố gắng phủ sóng khắp nơi và phải liên tục đổi mới, tăng sự hấp dẫn cho các đối tượng, không chỉ người đứng tuổi. Thậm chí là chương trình VTV4 phải có phụ đề tiếng Anh, tiếng Pháp. Thế hệ hai cũng tò mò muốn xem VTV4, song nếu không có phụ đề thì sau một vài lần xem không hiểu, họ sẽ chán. Nếu có phụ đề, lại sẵn biết một vài từ tiếng Việt thì các em có thể xem tốt hơn.
- Bà đánh giá thế nào về vai trò của báo điện tử trong việc tạo ra môi trường tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài?
- Báo điện tử cũng là một kênh để tạo ra môi trường tiếng Việt, giúp người Việt trong và ngoài nước xích lại gần nhau. Lúc còn ở Brussels, tôi thừa nhận là ngay cả cán bộ nhân viên sứ quán cứ mỗi buổi sáng là mở vào VnExpress ngay lập tức. Phải khen một tiếng VnExpress rất nhanh, những thông tin trong nước, những sự kiện xảy ra trong ngày được cập nhật nhanh. Tôi tự hỏi tại sao mình không nghĩ đến việc dạy tiếng Việt qua mạng, đơn giản quá! Mình làm được cái đó thì quá hay. Tuy nhiên ai làm việc đó thì tôi chưa biết.
Bây giờ thanh niên Việt kiều vào mạng rất nhiều, cho nên những website của ta phải thật nhiều, phải trăm hoa đua nở. Nhưng cũng phải nuôi dưỡng nó vì những trang web tung lên rồi để đấy thì sẽ bị đào thải. Toàn bộ trang web phải có tính chất trao đi đổi lại, trả lời thư yêu cầu...
- Để đề án dạy tiếng Việt đạt hiệu quả cao nhất, bà có đóng góp ý kiến gì?
- Thứ nhất là chúng ta phải đặt mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân người Việt ở nước ngoài. Thứ đến là hỏi họ cần gì, ví dụ về sách giáo khoa. Tiếng Việt của bà con cộng đồng Việt Nam hiện hơi cổ. Về mặt sư phạm, tâm lý của người học thì trong nước mình không thể nắm như họ được. Cho nên nếu ở đây Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Ủy ban người Việt ngồi xào xào nấu nấu trong một cái phòng không biết gì về tâm lý thanh niên Việt kiều thì những cuốn sách ấy sẽ không hấp dẫn, không phù hợp với đối tượng.
- Theo bà, có nên có chính sách khuyến khích những tổ chức, cá nhân tình nguyện dạy tiếng Việt?
- Đối với Việt kiều, quan trọng nhất là nhìn nhận những đóng góp của họ đối với đất nước. Thưởng tốt nhất là mời họ về thăm quê hương.
Tác giả bài viết: Bảo Linh
Nguồn tin: Báo điện tử VnExpress
Ý kiến bạn đọc