Nguyên tắc hợp tác quốc tế về giáo dục là gì?

Thứ sáu - 18/02/2022 09:41 298 0
Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Nguyên tắc hợp tác quốc tế về giáo dục là gì?
Để đạt được mục tiêu đó thì không thể thiếu tinh thần hợp tác quốc tế về giáo dục. Vậy hợp tác quốc tế về giáo dục phải tuân thủ nguyên tắc gì? Bài viết này, Viện Nghiên cứu Giáo dục quốc tế sẽ trình bày vấn đề này.

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC

Hợp tác quốc tế là hoạt động của các chủ thể có quan hệ quốc tế cùng giúp đỡ nhau vì một lợi ích chung, không chống phá và chiến tranh với nhau. Nguyên tắc hợp tác quốc tế hiểu là

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động liên kết, phối hợp đào tạo, giáo dục giữa nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ trên thế giới để thúc đẩy sự phát triển về chất lượng của giáo dục.

Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo là những tiến bộ về mặt khoa học, công nghệ. Nhằm tiếp thu được những giá trị của nhân loại, việc nới rộng hợp tác về giáo dục đối với các nước khác rất cần được nâng cao trong. Hợp tác quốc tế thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam, buộc giáo dục Việt nam phải cải tiến, nâng cao, hiện đại hoá, cập nhật tri thức mới, cộng nghệ mới để phù hợp với tình hình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục, tạo cơ hội, điều kiện cho người học mở mang kiến thức, phát huy tối đa khả năng của bản thân nhưng vẫn phải giữ vững bản sắc, văn hoá đặc trưng của dân tộc và khẳng định được chủ quyền của quốc gia.

NGUYÊN TẮC HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC

Căn cứ theo Điều 106 Luật Giáo dục 2019 quy định về nguyên tắc hợp tác quốc tế như sau: 

Điều 106. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về giáo dục

Nhà nước mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi.

Độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một quốc gia, một dân tộc.

Chủ quyền là có quyền lực độc lập đối với một khu vực địa lý, ví dụ như lãnh thổ. Nó được thể hiện trong quyền lực lãnh đạo và thiết lập luật pháp. 

Theo đó, Nhà nước mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất để điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia. Hợp tác quốc tế phải có sự tôn trọng, không xâm phạm về độc lập chủ quyền của nhau. Các quốc gia đều bình đẳng liên kết, phối hợp với nhau để cùng có lợi nhằm xây dựng và phát triển giáo dục.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây